Giải thích ý kiến sau
: Cách mạng Tháng Tám không những là cuộc cách mạng mang tính thời đại
sâu sắc, có tính dân tộc, nhân
dân rộng lớn và phổ biến mà còn là cuộc cách mạng triệt để, mang đậm tính nhân
văn?
Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa đến sự ra đời của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở khu vực Đông Nam
Á. Đây là một sự kiện trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Diễn biến, mà nó còn mang tính thời đại sâu sắc,
có tính dân tộc và nhân dân rộng lớn, còn là cuộc cách mạng triệt để , mang
tính nhân văn được thể hiện ở 1 số khía
cạnh sau :
1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là cuộc
cách mạng mang tính thời đại sâu sắc
-Cuộc
Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 nổ ra trong bối cảnh lực lượng dân chủ, tiến
bộ trên thế giới đánh bại chủ nghĩa phát-xít Đức - Ý - Nhật. Tuy không trực tiếp
có quân đội chiến đấu chống phát-xít trên chiến tuyến, nhưng các lực lượng vũ
trang cách mạng và toàn dân yêu nước Việt Nam đã tham gia tích cực vào phe Đồng
minh chiến đấu chống phát-xít khi phát-xít Nhật xâm chiếm Đông Dương, góp phần
vào thắng lợi chung của các lực lượng yêu hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới.
-Cách
mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhận thức rõ vai trò, khả năng phát triển của cách mạng ở các nước thuộc
địa và phụ thuộc khi Chiến tranh thế giới thứ II nổ ra. Nghị quyết Hội nghị
Trung ương lần thứ VIII (tháng 5-1941) nhận định: “Nếu cuộc chiến tranh đế quốc
lần trước đẻ ra Liên Xô - một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc chiến tranh đế quốc
lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, do đó mà cách mạng nhiều nước
thành công”.
- Thế
giới đã chia thành hai mặt trận dân chủ và phát-xít, cách mạng Đông Dương là một
bộ phận khá quan trọng trong phong trào dân chủ chống phát-xít quốc tế… Đông
Dương là một căn cứ quan trọng của Nhật ở Đông Nam châu Á. Nhật sẽ ra sức củng
cố vị trí Đông Dương để “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Đảng cho rằng: Xét
chung trong toàn quốc, điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi. Song, ở những nơi
quân Đồng Minh vào thì
Đảng bộ địa phương phải lập tức khởi nghĩa giành chính quyền, thành lập chính
quyền cách mạng, rồi nhân danh chính phủ cách mạng của nhân dân mà giao thiệp với
họ. Nhận định trên cho thấy, Đảng ta nhận thức một cách rõ ràng cuộc đấu tranh
cách mạng của nhân dân Việt Nam là một bộ phận của trào lưu dân chủ chống đế quốc,
phát-xít trên thế giới.
-Cách
mạng Tháng Tám đã tỏ rõ tinh thần chống phát-xít và yêu chuộng dân chủ, hòa
bình của nhân dân Việt Nam. Cách mạng Tháng Tám đã kết thúc thời kỳ chống
phát-xít Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ II. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau
và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông
Dương ngày 12-3-1945 cũng đã thể hiện rõ tính quốc tế của phong trào cách mạng
Việt Nam khi Đảng ta kêu gọi toàn dân hưởng ứng cao trào kháng Nhật, cứu nước.
-Tổng
khởi nghĩa - Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước VNDCCH , nó chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống
thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, mở ra thời kỳ suy sụp, tan rã của chủ nghĩa thực
dân cũ trên toàn thế giới; cổ vũ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức
chống ách nô dịch của chủ nghĩa đế quốc.
-Cách
mạng Tháng Tám thành công đã chứng minh rằng: trong thời đại ngày nay, một cuộc
cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở một nước thuộc địa, do toàn dân nổi dậy
dưới sự lãnh đạo của một Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin, có đường lối cách mạng
đúng đắn, phù hợp với sự phát triển của thời đại, thì hoàn toàn có thể giành được
thắng lợi.
-Thắng
lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã nêu lên những kinh nghiệm lịch sử, góp
phần xây dựng kho tàng lý luận về cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở một nước
thuộc địa nửa phong kiến.
2. Cách mạng Tháng Tám - cuộc cách mạng có
tính dân tộc, nhân dân rộng lớn và phổ biến
-Ngay
từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng trong Chính cương vắn tắt là làm “tư sản dân quyền cách mạng
và thổ địa cách mạng”, nhằm đánh đổ chủ nghĩa đế quốc Pháp và bọn phong kiến,
làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, lấy ruộng đất của thực
dân, đế quốc chia cho nông dân nghèo. Như vậy, Đảng đã xác định phải tiến hành
đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là dân tộc và dân chủ trong suốt quá trình
lãnh đạo toàn dân thực hiện đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, đem lại ruộng
đất, công ăn việc làm và đời sống ấm no cho mọi tầng lớp nhân dân.
-Khi
Chiến tranh thế giới lần thứ II nổ ra (tháng 9-1939), Đảng đã gấp rút yêu cầu các địa phương chuyển hướng
chỉ đạo, chuẩn bị cho công cuộc giải phóng dân tộc. Thông cáo nhận định:
“Hoàn cảnh Đông Dương sẽ tiến bước đến vấn đề dân tộc giải phóng”.
-Ngày
6/ 7/ 8-11-1939, Trung ương Đảng đã họp tại Bà Điểm (Gia Định), dưới sự chủ trì
của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, nhận định tình hình và nhấn mạnh:
+ Đặc
điểm cơ bản của tình hình Đông Dương lúc này là chiến tranh đã thúc đẩy các mâu
thuẫn vốn có của xã hội thuộc địa, nửa phong kiến lên mức đối kháng quyết liệt,
đòi hỏi phải được giải quyết.
+Mâu
thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông
Dương.
+Căn
cứ vào sự phân tích, nhận định như trên, Hội nghị đã xác định mục tiêu chiến lược
trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng
các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. Cuộc cách mạng giải
phóng các dân tộc Đông Dương vẫn phải bao gồm hai nội dung chống đế quốc và chống
phong kiến, là hai nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
àHội
nghị Trung ương tháng 11-1939 đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo
chiến lược của Đảng là tập trung lực lượng đánh đổ đế quốc và tay sai, tạm gác
khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thành lập Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế
Đông Dương (MTTNDTPĐĐD), thay cho Mặt trận Dân chủ thời kỳ 1936-1939, với lực
lượng chính là công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác.
-Trong
năm 1940, tình hình quốc tế và trong nước có những chuyển biến mạnh mẽ, đặt ra
yêu cầu Đảng cần phải kiện toàn Ban Chấp hành Trung ương để lãnh đạo toàn dân đấu
tranh giành chính quyền, khi mà mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực
dân Pháp, phát-xít Nhật ngày càng trở nên gay gắt. Hội nghị Trung ương tháng
11-1940 họp tại Đình Bảng (Bắc Ninh), nhận định: Kẻ thù chính của cách mạng
Đông Dương lúc bấy giờ là phát-xít Pháp - Nhật, quyết định đổi tên MTTNDTPĐĐD
thành Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống phát-xít Pháp -Nhật (MTDTTNCPXPN) ở
Đông Dương.
-Ngày
28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng sau gần
30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài.
- Người đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (tháng
5-1941) tại Pắc Bó (Cao Bằng) nhằm tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
trước tình hình đang chuyển biến mau lẹ và sau các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn
(ngày 27-9-1940), Nam Kỳ (ngày 23-11-1940) và vụ binh biến Đô Lương (ngày
13-1-1941), tại 3 miền Bắc, Trung, Nam.
+Hội
nghị khẳng định: nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc. Hội nghị nhấn mạnh: “Trong
lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc
lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc còn
chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, của giai cấp đến vạn năm
cũng không đòi lại được”.
-Muốn
đánh Pháp, đuổi Nhật, cần phải có một lực lượng thống nhất của tất cả các dân tộc
Đông Dương hợp lại, vì thế, Đảng “phải vận dụng một phương pháp hiệu triệu hết
sức thống thiết, làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân
dân (hơn hết là dân tộc Việt Nam)”. Hội nghị đã quyết định thành lập “Mặt trận
Việt Nam Độc lập Đồng minh” (gọi tắt là Việt Minh), theo đề nghị của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc.
àCó
thể nói, Hội nghị Trung ương lần thứ VIII đã hoàn thành việc chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược nhằm giải quyết mục tiêu số 1 của cách mạng là độc lập dân tộc, sẽ
được thực hiện bằng một cuộc Tổng khởi nghĩa.
-Để
có thể huy động đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia vào công cuộc chuẩn bị
khởi nghĩa, ngày 25-10-1941, Mặt trận Việt Minh đã công bố Tuyên ngôn, Chương
trình và Điều lệ. Theo đó, tinh thần cơ bản của 44 điểm trong Chương trình cứu
nước là “cốt thực hiện hai điều mà toàn thể đồng bào đang mong ước:
1- Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập;
1- Làm cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập;
2- Làm cho dân Việt Nam được sung sướng, tự do”.
ð
Toàn bộ chủ trương, đường lối, chính sách, sách
lược của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã được toàn dân triển khai thực hiện có kết
quả trên tất cả các lĩnh vực xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, xây dựng
chiến khu, căn cứ địa, tổ chức các đoàn thể cứu quốc… nhằm chờ đón thời cơ thuận
lợi để đứng lên giành chính quyền.
-Đến
giữa tháng 8-1945, được tin Nhật đầu hàng Đồng minh, Đảng ta và lãnh tụ Hồ Chí
Minh nhận định: tình thế trực tiếp cách mạng đã chín muồi. Hội nghị toàn quốc của
Đảng họp ở Tân Trào (ngày 13,14-8-1945) chủ trương kịp thời lãnh đạo toàn dân Tổng
khởi nghĩa giành chính quyền, Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc được thành lập, ra mệnh
lệnh khởi nghĩa (Quân lệnh số 1).
-Quốc
dân Đại hội được triệu tập (ngày 16-8-1945) đã tán thành chủ trương Tổng khởi
nghĩa; thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh
3. Cách mạng Tháng Tám - cuộc cách mạng
triệt để, mang đậm tính nhân văn
3.1 tính
triệt để
-Cuộc
Tổng khởi nghĩa đã nổ ra và giành thắng lợi một cách triệt để trên phạm vi cả
nước. Chính quyền cách mạng nhanh chóng được thiết lập từ Trung ương tới địa
phương, thay thế hoàn toàn chính quyền của thực dân, phát-xít, phong kiến.
-Cách
mạng Tháng Tám thắng lợi mở ra một bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, một cuộc
đổi đời chưa từng có với mỗi người Việt Nam: đã lật nhào chế độ quân chủ phong
kiến hơn một nghìn năm, ách thống trị thực dân hơn 80 năm, giải phóng đất nước
khỏi sự chiếm đóng của phát-xít Nhật suốt 5 năm.
-Nhân
dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ thực sự của đất nước, làm chủ vận
mệnh, cuộc sống của mình. Nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở
thành một nước độc lập, xây dựng chế độ cộng hòa dân chủ đầu tiên ở khu vực
Đông Nam Á.
3.2 tính
nhân văn
-Cách
mạng Tháng Tám mang đậm tính nhân văn, thể hiện ở một số điểm sau:
-Thứ
nhất, hầu như diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương không có
tiếng súng, ít đổ máu, nhân dân giành chính quyền một cách mau lẹ. Lực lượng chủ
yếu tham gia khởi nghĩa là lực lượng chính trị của quần chúng, hình thức chủ yếu
của khởi nghĩa là biểu tình, tuần hành thị uy có vũ trang. Lực lượng vũ trang
chủ yếu đóng vai trò hỗ trợ, ít phải sử dụng hành động quân sự. Vì thế, Cuộc Tổng
khởi nghĩa diễn ra một cách tương đối hòa bình. Nguyên do quan trọng lúc đó là Pháp đã
chạy, Nhật đầu hàng, chính quyền thân Nhật thì bất lực, vương triều nhà Nguyễn ở
Huế đã suy tàn.
-Thứ
hai, do là một cuộc cách mạng ít đổ máu, quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng đã gây áp lực lên chính quyền thân Nhật từ
Trung ương đến các địa phương nên
chúng hoặc là đầu hàng hoặc bỏ trốn, ít có hành động chống đối, nên
chúng ta đã giành thắng lợi nhanh chóng. Tiêu biểu là sự kiện vị vua Bảo Đại làm lễ thoái vị, trao ấn, kiếm,
tượng trưng cho quyền lực của vương triều cho đại diện chính quyền cách mạng.
Đại diện của triều Nguyễn, đại diện của Chính phủ Trần Trọng
Kim ở Hà Nội, Sài Gòn cũng như một số địa phương cũng nhanh chóng trao quyền
cho đại diện Mặt trận Việt Minh. Chính quyền cách mạng có chủ trương không trả
thù những người từng chống lại cách mạng, những người từng làm việc cho chính qụyền
cũ. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn mời Bảo Đại -một người vốn không ưa cộng sản, làm Cố vấn cho Chính phủ lâm
thời của nước Việt Nam mới. Nhiều nhân sĩ, trí thức nổi tiếng cũng được Người mời
tham gia Chính phủ, ứng cử vào Quốc hội.
-Thứ
ba, đây là một cuộc cách mạng quy tụ được đông đảo các tầng lớp nhân dân, không
phân biệt đảng phái, dân tộc, tôn giáo, giới tính, lứa tuổi, ngành nghề, vùng
miền, tham gia khởi nghĩa giành chính quyền và lại cùng nhau đoàn kết xây dựng,
củng cố, bảo vệ chính quyền mới, chế độ mới do bản thân mình làm chủ theo 10 nội
dung lớn trong Chương trình của Mặt trận Việt Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét