Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

BÀI 18. ĐÔ THỊ HÓA

Khái niệm: là 1 quá trình kinh tế xã hội mà biểu hiện là sự tăng nhanh số dân thành thị, dân số tập chung đông vào các đô thị nhất là các đô thị lớn, phổ biến rộng rãi lối sống thành thị
I, Đặc điểm đô thị hóa
a, Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ thấp
-         Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, trình độ thấp:
+ Thế kỉ III TCN nước ta có đô thị đầu tiên, Thành Cổ Loa
-         Thời phong kiến, thời kì pháp thuộc phần lớn đô thị có quy mô nhỏ, chức năng hành chính, quân sự, thương mại
Ví dụ: Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến
+ Thế kỉ XVI – XVIII
+ Những năm 30 của thế kỉ XX: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
+ Từ 1945 – 1954 quá trình đô thị hóa diễn ra chậm không có sự thay đổi nhiều
+ 1954 – 1975: đô thị phát triển theo 2 hướng
Ÿ Đô thị phát triển gắn với quá trình công nghiệp hóa hình thành một số đô thị mới: Thái Nguyên, Việt Trì, do chiến tranh phá hoại quá trình đô thị hóa bị chậm lại
Ÿ Miền Nam: chính quyền Sài Gòn dùng đô thị hóa như một biện pháp dồn dân để phục vụ chiến tranh
+ 1975 đến nay: quá trình đô thị hóa có nhiều chuyển biến tích cực, tỉ lệ dân thành thị tăng từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005)
-         Cơ sở hạ tầng đô thị: giao thông, điện nước ... còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới
b, Số dân thành thị, tỉ lệ dân thành thị phát triển
-         Số dân thành thị tăng từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005)
-         Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005)
Tuy nhiên, tỉ lệ này còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới (tỉ lệ dân thành thị trung bình thế giới là 48%)
c, Phân bố đô thị không đều giữa các vùng, quy mô đô thị không lớn
-         2006 cả nước có 689 đô thị trong đó có 38 thành phố, 54 thị xã, 597 thị trấn
-         TDMNBB là vùng có số lượng đô thị nhiều nhất cả nước, Đông Nam Bộ là vùng có ít đô thị nhất cả nước
-         Số đô thị lớn chiếm tỉ lệ nhỏ, TDMNBB chiếm 9/167, ĐBSH chiếm 7/118, ĐBSCL chiếm 5/133
-         Chất lượng đô thị chưa đạt chuẩn quốc tế và khu vực, nhất là các đô thị mới thành lập
-         Lối sống dan xen giữa thành thị và nông thôn đã làm hạn chế khả năng đầu tư và phát triển kinh tế
2, Mạng lưới đô thị
a, Đặc điểm mạng lưới đô thị
-         Mạng lưới đô thị nước ta phân thành 6 loại theo tiêu chí; số dân; chức năng; mật độ dân số; tỉ lệ dân phi nông nghiệp, có 6 đô thị
+ 2 đô thị loại đặc biệt: HN, TPHCM
+ 2 đô thị loại 1: HP, ĐN
-         Căn cứ vào phân cấp quản lí nước ta có 5 đô thị trực thuộc trung ương: HN, HP, ĐN, TPHCM, Cần Thơ, còn lại là các thành phố trực thuộc tỉnh
-         Mạng lưới đô thị phân bố không đều giữa các vùng, tập chung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển
b, Nguyên nhân
-         Nguyên nhân về kinh tế hành chính: số lượng đơn vị hành chính, vai trò, quy mô và sự đầu tư phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa
-         Nguyên nhân dân số: mức sinh, mức tử và di dân
3, Ảnh hưởng của đô thị hóa
a,  Tích cực
ª Kinh tế
-         Đô thị hóa có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nhất là trong xây dựng đô thị kết cấu hạ tầng, phát triển công nghiệp – dịch vụ
-         Các đô thị có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hôi của địa phương các vùng trong cả nước
+ 2005 đô thị đóng góp: à 70,4% GDP
                                        à 84% GDP CN – XD
                                        à 87% GDP dịch vụ
                                        à 80% ngân sách nhà nước
-         Các thành phố thị xã là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn, đa dạng
ª Xã hội
-         Tạo nhiều việc làm, nâng cao trình độ thu nhập cho người lao động góp phần thay đổi cơ cấu nghề nghiệp
-         Làm chậm lại, giảm bớt mức sinh và tỉ lệ gia tăng tự nhiên
ª Môi trường: Mở rộng không gian đô thị hình thành đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện
b, Tiêu cực
-         Gây hậu quả: vấn đề ô nhiễm môi trường, an ninh, trật tự xã hội, thất nghiệp cao, phân hóa giàu nghèo

Câu hỏi ôn tập
Câu hỏi 1: Trình bày các đặc điểm đô thị hóa ở nước ta
Câu hỏi 2: Chứng minh: quá trình đô thị hóa của nước ta chậm, trình độ đô thị hóa thấp
Câu hỏi 3: Chứng mình mạng lưới đô thị hóa nước ta phân bố không đều giữa các vùng
Câu hỏi 4: Phân tích những ảnh hưởng đô thị hóa ở nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Câu hỏi 5: Tại sao đô thị là nơi tập trung đông đúc?
-         Là khu vực kinh tế, phát triển nhất là hoạt động công nghiệp và dịch vụ( phi nông nghiệp)
-          Sử dụng đông đảo lực lượng lao động, có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại có sức hút lớn trong đầu tư trong nước, quốc tế
-         Có khả năng tạo ra nhiều việc làm, thu nhập cho người lao động

-         Có điều kiện sống tốt, chất lượng cuộc sống cao

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét